Thi công trần thạch cao – Những điều bạn cần biết

Như chúng ta đã biết: Thi công trần thạch cao hay còn gọi là thi công trần giả, lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà nguyên thủy. Loại trần này được làm từ tấm thạch cao, những tấm thạch cao này sẽ được gắn cố định vào trần nhà bằng một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên.

Trần thạch cao hiện nay đang rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam. Với nhiều tính năng ưu việt và mang lại tính thẩm mĩ cao. Trần thạch cao đã và đang được rất nhiều gia chủ lựa chọn.

1. Ưu nhược điểm của thi công trần thạch cao

1.1. Ưu điểm của thi công trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao là tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, các loại trần thạch cao đều có mẫu mã đa dạng, hoa văn phong phú. Nó có khả năng chống ồn và chống thấm hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường trần nhà thạch cao có nguồn gốc đa dạng . Nên gia chủ sẽ có rất nhiều sự lựa chọn sao cho  phù hợp với nhu cầu và công trình mình muốn thi công.
Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác  .
Thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, khi thi công tùy vào nguyện vọng của gia chủ có thể tạo ra được hoa văn theo ý thích.

Đối với trần chìm thạch cao, còn có ưu điểm là tạo ra không gian đẹp, phẳng, tùy biến được nhiều không gian và hình khối hoa văn. cùng với việc phối màu sơn hợp lý bạn sẽ có một ngôi nhà hoàn hảo. Có thể tham khảo các cách phối màu sơn jotun

Trần thạch cao dễ kết hợp với đèn trang trí, có thể cắt, ghép, ….. để tạo nhiều hình dạng và không gian khác nhau.

1.2. Khuyết điểm của trần thạch cao

 – Nhược điểm chung  của trần thạch cao đó là:
Trần thạch cao rất kị nước, trước khi tiến hành lắp đặt bạn phải kiểm tra kĩ mái chính (mái tôn, mái ngói), tuyệt đối không được để có những tác nhân gây thấm ,dột. Nếu bị thấm nước lâu thạch cao sẽ bị ố vàng .Để khắc phục thì mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra ,Tuổi thọ của trần thạch cao kéo dài từ 5 đến 10 năm. Nếu thời gian sử dụng lâu trần thạch cao sẽ bị co, xuất hiện các vết nứt gây mất thẩm mỹ.
Khuyết điểm của trần chìm là  sau thời gian sử dụng dài. Nếu phát sinh hư hỏng bạn không thể sửa từng tấm. Bạn sẽ mất nhiều chi phí hơn cho việc  phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.

2. Thi công trần thạch cao – Phân loại trần thạch cao

Trần thạch cao thường được chia làm 2 loại chính là trần thả và trần chìm, trần chìm gồm có trần phẳng và trần giật cấp. Chủ nhà có thể lựa chọn 1 trong 2 loại trên, tùy thuộc vào nhu cầu và sự phù hợp với gia đình mình.

2.1. Thi công trần thạch cao – Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm có yếu tố thẩm mỹ cao. Bạn có thể thiết kế, cắt gọt theo chủ đề hoặc sở thích cá nhân để trang trí cho ngôi nhà của mình. Trần thạch cao chìm được chia làm 2 loại nhỏ. Nếu bạn yêu thích sự đơn giản, tinh tế, hãy làm trần phẳng. Còn nếu bạn yêu thích sự hiện đại, hoa mỹ thì nên sử dụng trần giật cấp.

2.1. Thi công trần thạch cao – Trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi, la phông. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với trần chìm. Nếu như bạn thấy trên trần lộ một phần khung xương ra bên ngoài thì đó là trần thạch cao thả. Tấm thạch cao nổi khi lắp đặt thường có hình vuông.

3. Ứng dụng thi công trần thạch cao trong xây dựng

Hiện nay ứng dụng của thạch cao được đưa vào rất nhiều trong ngành xây dựng, trang trí nội thất, tường ngăn… Bởi những ưu điểm nổi bật của thạch cao như nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm và dễ thi công…

Chính vì rất nhiều ưu điểm đó mà trần thạch cao, vách thạch cao, tấm thạch cao, bột thạch cao,  được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng.

 

3.1. Trần thạch cao ứng dụng trong các công trình chung cư

Với tính năng bảo vệ toàn diện: chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm,…Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến tính năng chống cháy cho nhà chung cư được rất nhiều gia chủ quan tâm. Trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ: mẫu mã đa dạng, có thể sơn, treo các vật dụng trang trí. Theo từng không gian sống của bạn.
Trần nhà trong căn hộ chung cư thường là hệ thống trần có kết cấu cố định, khó thay đổi. Thông thường chiều cao đến trần từ 2,9m – 3m. Do đó khi lựa chọn bất kì loại trần giả nào, chúng ta nên lựa chọn loại trần có kết cấu nhẹ, treo bám tốt vào trần bê tông.
Tùy thuộc vào độ cao của trần bê tông mà thiết kế trần thạch cao cho phù hợp:
Trần thạch cao cho chung cư: Là loại vật liệu nhẹ, không làm thấp trần. Do vậy, khi làm trần thạch cao cho hệ trần chỉ cần hạ xuống từ 15 – 20cm. Mà không hề ảnh hưởng đến phong thủy hay sự thông thoáng của ngôi nhà.
Đặc thù là loại vật liệu nhẹ dễ thi công, nên sẽ giảm rất nhiều chi phí thi công so với các loại vật liệu khác .
Đặc biệt, trần thạch cao cho nhà chung cư giúp tăng giá trị thẩm mỹ vượt trội. Hiện nay có rất nhiều mẫu mã và thiết kế trần thạch cao trung cư đẹp như: cổ điển, tân cổ và hiện đại , phù hợp với nhiều kiến trúc nội thất.
Trần thạch cao chống cháy giúp tăng cường khả năng chịu lửa, chịu nhiệt cho công trình. Từ đó, có khả năng bảo vệ tốt hơn cho con người cũng như tài sản và các hạng mục công trình.

2.2. Trần thạch cao ứng dụng cho các văn phòng.

Trần thạch cao đang là giải pháp được yêu thích nhất. Nó đáp ứng trọn vẹn mọi mong muốn cần thiết cho các văn phòng làm việc. Trong đó kể đến loại trần thả, tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội.
– Tính thẩm mỹ cao: Với bề mặt phẳng, mịn, tính năng chống thấm nước, chống ẩm mốc tốt. Trần thạch cao thả tôn lên được vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho văn phòng làm việc của bạn.
– Tính linh động tốt: Đối với trần thạch cao thả, các tấm thả từ trên xuống hệ thống khung đã chia ô sẵn. Điều này mang đến tính linh động so với các loại trần cố định tấm vào khung xương.Chính vì vậy khi thi công, có thể thoải mái đi đường dây điện chiếu sáng âm trần đi qua. Hay lắp đặt điều hòa âm trần mà không phải lo lắng đến tính tiện dụng và tính thẩm mỹ.
– Tiết kiệm chi phí: Chi phí hợp lý, tiết kiệm là yếu tố quan trọng để trần thạch cao trong các văn phòng được yêu thích. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu là công trình sẽ có thể sử dụng dài lâu. Không đòi hỏi về việc bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên.

2.3. Trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế

Bệnh viện là khu vực có khá nhiều hệ thống kỹ thuật, đường dây điện nước, dây mạng nằm dưới trần nguyên thủy, vì thế việc lắp đặt một hệ trần để che đi các chi tiết kỹ thuật đó rất cần thiết, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Trần thạch cao hiện đang là sản phẩm được các cơ sở y tế lựa chọn hàng đầu bởi nó :
• Mang tới sự gọn gàng, sạch sẽ thoáng mát cho không gian phòng bệnh.
• Đảm an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân, không sản sinh ra các chất độc hại, nguy hiểm.
• Tính năng cách âm tốt tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn, đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn cho người bệnh.
• Đối với các khu vực hành chính, phòng đợi, với các mẫu trần thạch cao phẳng hay trần giật cấp sẽ tạo nên  một không gian hiện đại, chuyên nghiệp.
• Khu vực lắp đặt trần thạch cao
Trần thạch cao hầu như được ứng dụng tại khắp các khoa phòng, khuôn viên bệnh viện như:
– Phòng bệnh nhân, hành lang, khu vực điều hành, khoa xét nghiệm…: Đây là các khu vực có khá nhiều chi tiết kỹ thuật nên mẫu trần được lựa chọn là trần thạch cao thả, để phù hợp với yêu cầu sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
– Phòng hành chính, nơi tiếp đón bệnh nhân, căng tin…sẽ được ưu tiên sử dụng các mẫu trần phẳng hoặc trần giật cấp để mang lại không gian thẩm mỹ, nghệ thuật.

4. Kỹ thuật thi công trần thạch cao

Để có một công trình đảm bảo cả về thẩm mỹ và yêu kỹ thuật chúng ta cần tìm hiểu kĩ về quy trình thi công của mỗi loại. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về biện pháp thi công từng loại trần này nhé.

4.1. Cách thi công trần thạch cao chìm

Quy trình thi công đối với trần thạch cao chìm này sẽ trải qua 7 công đoạn như sau:

4.1.1. Bước 1: Xác định độ cao của trần

Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định được chiều cao của trần. Thông thường chúng ta sẽ lấy điểm thấp nhất để làm độ cao chuẩn.

4.1.2. Bước 2: Vạch dấu lấy mốc

Đánh dấu vị trí mặt bằng trần ở trên tường, vách hoặc cột. Thông thường nên lấy cao độ ở bên dưới khung trần.Cố định thanh viền tường.
-Tùy theo chất lượng của bề mặt tường và trong công đoạn này chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp cố định khác nhau. Chẳng hạn như khoan bê tông, đóng đinh rồi sau đó đóng nở nhựa và bắt vít. 30cm chính là khoảng cách để đảm bảo được độ chắc chắn của trần thạch cao.

4.1.3. Bước 3: Khoan treo ty, treo hệ thống đỡ trần.

Đối với công đoạn này chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện để treo như nở cối, ty zen, Ecu hoặc pat treo, tắc kê, tender, dây thép. Sau đó tùy theo mặt trần bê tông hoặc xà gồ để xác định chiều treo thanh chính. Thường thì khoảng cách treo sẽ giao động từ 800 – 1000mm.

4.1.4. Bước 4:Lắp đặt các thanh chính và thanh phụ.

Đây là bước hết sức quan trọng trong biện pháp thi công trần thạch cao. Phương pháp thực hiện thực hiện là chúng ta sử dụng các điểm treo ty trước đó để cố định thanh chính. Tiếp theo lắp ghép các thanh phụ vào thanh chính chú ý đảm bảo đúng theo khoảng cách đã quy định.
Cuối cùng là cân chỉnh thăng bằng của hệ thống khung xương.

4.1.5. Bước 5: Liên kết tấm thạch cao vào khung xương

Bước này là bước giúp chúng ta dùng vít chuyên dụng, thường là loại vít 2,5cm để liên kết các tâm vào các thanh phụ. Chú ý khoảng cách giữa các vít không được quá 30cm và trong quá trình bắn tấm thạch cao thì bạn nên xếp so le các tấm với thanh xương phụ.

4.1.6. Bước 6: Xử lý mối nối

Dùng băng keo lưới để xử lý mối nối các tấm thạch cao. Sau đó tại các mối nối dán keo đó chúng ta dùng bột chuyên dụng để trét vào.

4.1.7. Bước 7: Sơn bả hoàn thiện sản phẩm

Muốn có một công trình trần thạch cao đẹp thì chúng ta cần phải sử sơn bả như sau:
– Bả bột chuyên dụng 2 lớp trong đó lớp 1 cách lớp 2 khoảng 6 tiếng.
– Sau khi bột bả đã khô hoàn toàn tiến hành đánh giấy ráp trần để tạo độ phẳng.
– Sơn phối màu để hoàn thiện sản phẩm.
 Bạn có thể tham khảo dịch vụ sơn nhà tại TỊNH ANH : dịch vụ sơn nhà

3.2. Cách thi công trần thạch cao nổi

Trong công đoạn này chúng ta có 3 bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tại các điểm khoan treo ty trước đó tiến hành lắp thanh chính.
Bước 2: Lắp đặt thanh phụ vào các thanh chính với khoảng cách giữa các ô là 600×600.
Bước 3: Tiến hành cân chỉnh thăng bằng hệ thống khung xương.
Trong công đoạn này bạn hãy thả tấm thạch cao lên giữa các ô giữa thanh chính và thanh phụ là xong.
Như vậy là bạn đã hoàn thiện xong cách làm trần thạch cao đối với các 2 loại trần rồi đó. Thật đơn giản và dễ dàng đúng không nào? Chúc các bạn thành công và có được một công trình thật đẹp.

5. Đơn vị thi công trần thạch cao uy tín tại Hà Nội

Hơn 10 năm kinh nghiệm sơn nhà – thạch cao – Cung cấp các sản phẩm sơn và vật liệu chống thấm. Tổng kho sơn Tịnh Anh nhận thi công tất cả các công trình về sơn nhà, sửa nhà và trần vách thạch cao tại Hà Nội.
Điểm mạnh của chúng tôi, luôn sẵn thợ thi công, bảo hành sau thi công. đội ngũ nhiệt tình chuyên nghiệp. Cùng với việc cung cấp, phân phối và thi công các sản phẩm thương hiệu chất lượng, chúng tôi mong muốn làm hài lòng tất cả các gia chủ trên sự mong đợi.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TỊNH ANH

Tổng kho sơn Tịnh Anh – Đại lý sơn Jotunsơn Dulux , sơn Kova chính hãng

Địa chỉ: 34 Vành đai 3, Tây Trà, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 056.884.8888 – 0979.139.768

Website: https://tongkhosonnuoc.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!