Quy trình sơn đúng cách không chỉ là các thao tác chuẩn của người thợ sơn khi thi công mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố như kiểm tra bề mặt tường, kiểm tra độ ẩm, thời tiết trong lúc thi công… Không nên bỏ qua bất trình quá trình xem xét nào vì nó rất có thể sẽ làm cho chất lượng màu sơn của bạn không như ý. Tổng kho sơn Tịnh Anh giới thiệu tới bạn Các bước sơn nhà – Trình tự thi công sơn nhà đạt chuẩn ngay sau đây áp dụng cho cả các bước sơn nhà có bả và các bước sơn nhà không bả.
1. Các bước sơn nhà có bả
1.1. Các bước sơn nhà có bả – Bước 1 – Kiểm tra bề mặt tường
Bề mặt tường sau khi thi công hoàn thiện bằng hồ vữa chắc chắn sẽ không đảm bảo nhẵn mịn 100%, tường sẽ bị lồi lõm, lẫn các tạp chất. Thông thường các khuyết điểm này sẽ chị che phủ bởi lớp bột trét những nếu nó quá lớn hoặc các công trình không sử dụng bột trét thì cần phải loại bỏ nó trước khi thi công sơn. Sử dụng đá mài hoặc giấy nhám làm phẳng đi các vị trí tạp chất này đảm bảo không làm ảnh hưởng tới chất lượng tường sau khi sơn.
1.2. Các bước sơn nhà có bả – Bước 2 – Cạo bỏ sạch các lớp nấm mốc
Đối với tường cũ, cần cạo bỏ sạch các lớp nấm mốc, bong tróc, làm sạch thật kỹ tường trước khi thi công.
Độ ẩm tường thường là yếu tố bị nhiều người bỏ qua mặc dù nó đóng một vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng lớp sơn phủ. Nếu tường quá ẩm hoặc quá khô có thể sinh ra các hiện tượng phồng rộp, màu sơn không đều, xuất hiện nấm mốc trong thời gian sử dụng dẫn tới khả năng tường bị thấm nước.
1.3. Các bước sơn nhà có bả – Bước 3: Thi công trét tường
Bột trét trước khi thi công cần được khuấy đều theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất. Bột trét cần được thi công trong khoản 1 – 2 giờ sau khi trộn nếu quá thời gian đó bột có thể bị vón cục không sử dụng được nữa. Thông thường để đạt hiệu quả tốt nhất cần trét 2 lớp bột trét, lớp thứ nhất cách lớp thứ 2 khoản 2 giờ.
Sau khi trét bột trét khoản 24 giờ, dùng giấy nhám mịn để làm sạch và loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt tường.
1.4. Các bước sơn nhà có bả – Bước 4 – Lăn sơn lót
Sơn lót không chỉ là lớp sơn trung gian giữa tường và sơn phủ mà nó còn có tác dụng làm nền giúp màu sơn được đều và đẹp nhất, đồng thời sơn lót cũng có khả năng chống các tác động của nấm mốc giúp bảo vệ tuổi thọ của màn sơn.
Sau khi đã làm sạch và kiểm tra độ ẩm bề mặt tường ở các bước 2, 3, dùng rulo hoặc súng phun tiến hành phủ đều 1 lớp sơn lót.
Lưu ý: như đã nói sơn lót có vai trò rất quan trọng nên khi chọn sản phẩm sơn lót cho công trình của mình, cần chọn các sản phẩm chất lượng có khả năng kháng kiềm tốt mới giúp bảo vệ cho tường nhà bạn trong thời gian dài.
1.5. Các bước sơn nhà có bả – Bước 5 – Sơn phủ
Để màu sơn được đẹp nhất và bền nhất cần sơn ít nhất 2 lớp sơn phủ. Thời gian giữa các lớp sơn cách nhau khoản 2 – 3 giờ. Có thể sử dụng rulo hoặc súng phun để sơn. Các thông số về thời gian khô, định mức sơn, độ dày màn sơn… tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.
Những lưu ý trong quá trình thi công
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường tại khu vực mà có thể lựa chọn sơn chống thấm hay không.
Rửa sạch dụng cụ thi công (bay trét, khay sơn, cọ, rulo…) ngay sau khi sử dụng.
Nên mang mắt kiếng, khẩu trang hoặc thiết bị trợ khí trong quá trình thi công.
Trong trường hợp sơn dính vào mắt, rửa sạch bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra.
Bảo quản sơn nơi khô ráo thoáng mát, không đổ sơn vào nước sinh hoạt hoặc cống rãnh.
Tham khảo các dịch vụ khác từ Tổng kho sơn Tịnh Anh
2. Các bước sơn tường không bả.
2.1. Các bước sơn tường có bả – Bước 1: Xử lý bề mặt.
2.2. Các bước sơn tường có bả – Bước 2: Tiến hành sơn.
2.3. Các bước sơn tường có bả – Bước 3. Lưu ý khi sơn tường không bả.
3. Lời kết
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TỊNH ANH
Đại lý sơn Jotun, sơn Dulux , sơn Kova chính hãng
Địa chỉ: 34 Vành đai 3, Tây Trà, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Hotline: 056.884.8888 – 0979.139.768
Website: https://tongkhosonnuoc.vn/
Bài viết liên quan: